CÁC LOẠI XE TẢI GẮN CẨU TỰ HÀNH

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ MINH HẢI 18/04/2020 0 nhận xét

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ MINH HẢI- Phân loại xe tải gắn cẩu tự hànhCÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ MINH HẢI

NHÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG VÀ XE CHUYÊN DÙNG HÀNG ĐẦU

PHÂN LOẠI XE TẢI GẮN CẨU TỰ HÀNH

Trước khi đi phân loại, ta cùng tìm hiểu xe tải gắn cẩu là gì? Phân loại xe tải tải gắn cẩu đem lại lợi ích gì? Có bao nhiêu loại xe tải gắn cẩu? Ưu nhược điểm của từng loại? Ứng dụng thực tiễn cho từng loại xe tải gắn cẩu? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ phần nào về chủng loại xe vô cùng hữu ích này?

Xe tải gắn cẩu tự hành có những loại nào

Xe tải gắn cẩu là gì?

Cấu tạo xe tải gắn cẩu

Cấu tạo xe tải gắn cẩu

Xe tải gắn cẩu (hay còn gọi xe cẩu tự hành, xe tải cẩu, xe cẩu thùng, xe cẩu,…) là dòng xe chyên dùng được cấu tạo từ 2 bộ phận chính: xe tải thông dụng có thùng chở hàng và cần cẩu thủy lực được lắp trên xe (thường được lắp ở giữa vị trí cabin và thùng xe):

Xe cơ sở

Xe cơ sở xe tải gắn cẩu

Là dòng xe tải thông dụng đang lưu hành đường bộ. Một số thương hiệu có thể kể đến như: Hino, Isuzu, Fuso (Nhật Bản), Hyundai, Deawoo, Kia, Teraco (Hàn Quốc), Dongfeng, Jac, Howo (Trung Quốc), Thaco Trường Hải, Cửu Long, Hoa Mai, Chiến Thắng,… Model chủng loại khá đa dạng, thường được phân loại:

  • Theo các phân khúc: xe tải nhẹ, xe tải trung và xe tải nặng
  • Phân theo số trục xe: xe 2 trục (2 chân, 2 giò) 4x2; xe 3 trục (3 chân, 3 giò) 6x2 hoặc 6x4; xe 4 trục (4 chân, 4 giò) 8x4; xe 5 trục (5 chân, 5 giò 10x4
  • Phân theo tải trọng chở: 2, 3, 5, 8, 15, 19, ….tấn
  • Phân theo tổng tải trọng: 5, 10, 15, 24, 31, 34 tấn
Cần cẩu thủy lực

Cần cẩu thủy lực

Xe tải gắn cẩu tự hành

Cần cẩu thủy lực là dạng thiết bị nâng cấu tạo thủy lực, nhờ áp suất thủy lực kết hợp với liên kết cơ khí, cần có thể ra/vào, lên/xuống, cụm pully móc cẩu có thể nâng lên/hạ xuống; hệ thống quay toa xoay tròn,…nhờ vậy hàng hóa có thể nâng/hạ, bốc/xếp dễ dàng; chân chống thủy lực (4 chân, 2 trước, 2 sau) giúp xe đứng vững khi nâng hàng và bảo vệ lốp xe. Theo cấu tạo thủy lực có 2 dạng cần cẩu thủy lực: cẩu thước ống lồng (các thương hiệu có thể kể đến như Unic, Tadano, Soosan, Kanglim, HKTC, Atom,….) và cẩu gấp khúc robot (Hyva, Ferrari, Palfinger, Fassi, Hiab,…). Mỗi chủng loại có ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể vấn đề này trong bài sau của chúng tôi.

Cần cẩu thủy lực được lắp trên xe nhờ hệ thống quang cẩu, xiết chặt bệ cẩu với khung xát xi (chassis). Khoang lắp cẩu thường được gia cố thêm bằng cách lồng cạp thêm xát xi, thanh chống trong dầm xát xi, gia cường thêm cho dầm dọc của thùng xe. Trên mặt dầm xát xi thường hàn thêm các mố chặn, tránh hiện tượng xô cẩu khi phanh gấp hoặc tăng tốc quá nhanh (một chi tiết nhỏ, ít người để ý nhưng vô cùng quan trọng dưới góc độ kỹ thuật và an toàn sử dụng).

Liên kết cần cẩu thủy lực và xe cơ sở

Liên kết cẩu với xe cơ sở

Cục chặn chống xô cẩu (tiểu tiết nhưng quang trọng)

Cục chặn chống xô cẩu

Cụm pully móc câu cảu cẩu thước

Cụm pully móc câu cẩu thước

Cần cẩu thủy lực được điều khiển bởi các tay trang thủy lực bố trí bên cạnh bệ cẩu (hoặc trang bị thêm trên ghế điều khiển trên cao, thường cẩu có sức 7 tấn trở lên được trang bị tính năng này). Cẩu hoạt động nhờ bơm thủy lực công suất lớn, áp suất cao (180 đến 300 at). Bơm được truyền công suất từ chính động cơ của xe cơ sở thông qua bộ trích công suất (cóc thủy lực, PTO) lắp phía đuôi hộp số. Bộ cài cóc được đặt trong cabin xe (cài điện, cài hơi hoặc kết hợp).

Tay trang điều khiển cẩu

Cụm tay trang điều khiển cẩu

Bộ trích công suất (PTO hay cóc cẩu)

Bộ trích công suất (cóc cẩu hay PTO)

Việc vận hành xe tải gắn cẩu có một số lưu ý và quy tắc nhất định (nêu chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng), nội dung khá dài, chúng tôi không thể đưa hết trong bài viết này, các bạn đón đọc trong bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Ứng dụng xe tải gắn cẩu?

Từ cấu tạo của xe tải cẩu ở trên, chúng ta có thể thấy ngay những ứng dụng tuyệt vời cho dòng xe này. Xe nền cơ sở là xe tải thông dụng nên dễ dàng sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và lưu hành đường bộ bình thường như các dòng cơ giới khác. Thùng xe có chức năng vận tải hàng hóa; máy móc, phụ tùng, vật tư mang theo phục vụ xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng công trình, phụ trợ sản xuất, xây dựng. Cần cẩu thủy lực giúp nâng hạ, bốc xếp hàng hóa, lắp dựng, phá dỡ công trình. Nếu lắp thêm 1 số phụ kiện, xe có thêm các tính năng được biệt khác: thêm giỏ nâng người, xe có chức năng nâng người làm việc trên cao; lắp thêm đầu khoan ruột gà, xe trở thành máy khoan chuyên dụng; lắp thêm gầu ngoạm phế liệu, càng gắp gỗ,…và nhiều ứng dụng đặc biệt khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.

Xe cẩu tự hành phụ trợ ngành thép, vật liệu xây dựng, sản xuất

Ứng dụng xe cẩu tự hànhSử dụng xe cẩu tự hành

Sử dụng xe cẩu tự hànhxe tải gắn cẩu phục vụ sản xuất

Xe tải gắn cẩu cho xây lắp công trình, cây xanh thành phố

Xe cẩu tự hành phục vụ xây lắp công trình

xe cẩu tự hành phục vụ cây xanh

Đến đây, ta tự hỏi có bao loại xe tải gắn cẩu? Việc phân loại có tác dụng gì? Ưu nhược điểm của từng loại là gì?

 CÁC CHỦNG LOẠI XE TẢI GẮN CẨU TỰ HÀNH

Việc phân loại xe cẩu tự hành đem lại lợi ích gì?

Từ chính cấu tạo và ứng dụng xe cẩu tự hành ở trên, ta có thể phân loại chúng theo nhiều cách khác nhau. Việc phân loại xe tải gắn cẩu tự hành sẽ giúp việc lựa chọn chủng loại đầu tư dễ dàng hơn, phù hợp mục đích sử dụng, cung đường di chuyển, điều kiện khai thác, cũng như phù hợp với hạn mức đầu tư.

Có bao nhiêu loại xe tải gắn cẩu tự hành?

Phân theo tải trọng chở của xe và tải trọng nâng của cẩu

Nếu phân theo tải trọng chở của xe ta có:

  • Tải trọng nhẹ: xe có tải trọng chở từ 1 đến 5 tấn (xe 4x2)
  • Tải trọng hạng trung: xe có tải trọng từ 6 đến 10 tấn (xe 4x2, 6x4)
  • Tải trọng hạng nặng: xe có tải trọng > 10 tấn : 11, 12, 15, 19,…tấn (Xe 6x4, 8x4, 10x4)

Nếu phân theo tải trọng của cẩu, miền khai thác khá rộng, sức nâng trải dài từ 1 tới 45 tấn. Tùy theo điều kiện khai tác, mục đích sử dụng và đầu tư, mà khách hàng có thể lựa chọn kết hợp giữ tải trọng chở của xe và sức nâng của cẩu cho phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn xe cẩu cho phù hợp còn tạo nên sự hài hòa về kết cấu, kiểu dáng và đặc tính kỹ thuật. Ví dụ như chọn cẩu quá nhỏ và lắp lên xe có tải trọng quá lớn hoặc ngược lại chọn cẩu có sức nâng quá lớn so với tải trọng chở của xe. Người sử dụng nên tìm hiểu kỹ, kết hợp với tư vấn từ các nhà cung cấp uy tín trước khi lựa chọn và đầu tư.

Tải trọng nâng của cẩu có miền khai thác lớn trải dài từ 1 tới 45 tấn, tuy nhiên, trong quá trình khai thác sử dụng, có 1 số chủng loại cẩu được nhiều khách hàng ưu thích và lựa chọn, điều đó nói lên sự tối ưu của chúng. Có thể kể ra như cẩu: 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7 tấn, 10 tấn, 12 tấn và 15 tấn,…Chúng tôi sẽ giới thiệu thêm trong các bài viết sau.

Phân theo cấu tạo của cần cẩu thủy lực

Như đã giới thiệu ở trên, theo cấu tạo thủy lực, có 2 loại cần cẩu thủy lực:

  • Xe tải gắn Cẩu thước ống lồng
  • Xe tải gắn Cẩu gấp khúc robot

So sánh cẩu thước ống lồng và cẩu gập robot

cẩu thước ống lồngcẩu gấp khúc robot

Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và được ưu thích ở những thị trường khác nhau. Cẩu thước ống lồng được thị trường châu Á ưu thích. Cẩu gấp khúc robot lại được thị trường Âu/Mỹ sử dụng nhiều hơn.

Cẩu thước ống lồng có mức đầu tư rẻ hơn, tầm với lớn phục vụ lắp dựng, cụm pully móc câu giúp nâng hạ linh hoạt ở không gian trật hẹp. Tải trọng của bản thân cẩu phân bố đều hơn lên hai cầu xe, giúp tải chở cho phép của xe lớn hơn.

Cẩu gấp khúc robot có mức đầu tư cao hơn, sức nâng tốt ở cùng tầm với so với cẩu thước, không dùng cụm pully, móc cẩu được bố trí ngay đầu cần nên tốc độ nâng lớn, năng suất cao. Cẩu có thể gấp gọn phía sau cabin, giúp giải phóng không gian xếp hàng phía thùng xe. Tuy nhiên vì gấp gọn như vậy, tự trọng của cẩu bị dồn phần lớn lên cầu xe gần nhất, vô hình chung làm giảm tải trọng chở cho phép của xe.

Chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này trong các bài viết sau.

Phân theo công năng sử dụng

Như đã giới thiệu, chức năng chính của xe cẩu tự hành là: vận tải hàng hóa và cẩu nâng hạ, xếp dỡ. Tùy vào từng mục đích sử dụng, mà tính năng nào sẽ được ưu tiên hơn, phụ kiện nào sẽ được lắp thêm:

Nếu mục đích vận tải được ưu tiên, xe thường có tải trọng lớn (Xe 3, 4, 5 chân), cẩu lựa chọn thường là 2, 3 và 5 tấn. Hoặc xe cơ sở là xe đầu kéo, cẩu gấp khúc robot loại lớn 8, 10, 12, 15 tấn, hàng hóa được chất lên cụm semi rơ mooc phía sau, hàng hóa thường là các pallet xếp sẵn.

Nếu mục đích lắp dựng, cẩu nâng hạ được ưu tiên, xe cơ sở thường lựa chọn loại tải nặng (xe 3, 4, 5, chân), cẩu tự hành sức nâng lớn 7, 10, 12, 15 tấn. Do cẩu lớn, tầm với làm việc cao, phù hợp cho xây lắp công trình và phụ trợ xây dựng.

Nếu ngoài chức năng chở và cẩu hàng, xe có thể trang bị thêm giỏ nâng người làm việc trên cao, đầu khoan ruột gà, gầu ngoạm, càng gắp,…biến xe cẩu thành 1 chiếc xe đa năng, chuyên dụng.

Ứng dụng đặc biệt khác của xe cẩu tự hành

Bài viết trên đây, phần nào giúp các bạn hiểu thêm về cấu tạo, chức năng, mục đích sử dụng, phân loại để nhận biết, lựa chọn đầu tư cho phù hợp. Tuy nhiên thời hạn, nội dung bài viết ngắn không đủ chuyển tải hết nội dung, mặt khác hiểu biết thực tế của chúng tôi về sản phẩm còn có mặt hạn chế, rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp thêm từ Quý vị.

Mọi ý kiến đóng góp, liên hệ tư vấn về xe cẩu tự hành xin gửi về:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ MINH HẢI- Phân loại xe tải gắn cẩu tự hành

Hân hạnh!

popup

Số lượng:

Tổng tiền: