-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BÁN CẨU LẮP TÀU THỦY HÀNG HẢI: GÓP ĐÁ XÂY HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Tài nguyên biển đảo là một phần không thể tách rời trong việc bảo vệ quốc gia và duy trì môi trường sống bền vững của Việt Nam hiện nay. Sự kết hợp giữa hoạt động khai thác và bảo vệ biển đảo không chỉ là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội lớn đối với các quốc gia có nguồn lợi từ biển như Việt Nam. Biển Đông đang là vùng hải phận quan trọng và sôi động bậc nhất của Thế giới hiện nay. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược, không gian sinh tồn (phát triển và an ninh) của các quốc gia ASEAN mà còn chiếm vị trí kinh tế quan trọng, là đường vận tải “mạch máu” của châu Á – Thái Bình Dương và thế giới:
Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loại cá chiếm 86% tổng trữ lượng.
Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...
Các tuyến hàng hải đi qua Biển Đông là “yết hầu” cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á, với giá trị thương mại khoảng 5,3 nghìn tỷ USD. Theo thống kê của Cơ quan năng lượng Mỹ, 1/3 lượng dầu thô và hơn 1/2 lượng khí hóa lỏng được chuyên chở qua Biển Đông. Lượng dầu thô và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama ở Trung Mỹ. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng biển qua Biển Đông.
Ngoài ra, nguồn tài nguyên phi sinh vật của Biển đông có thể kể đến đó là khoáng sản và dầu khí: Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Hơn nữa, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.
Nguồn: Sưu tầm.
Và trên tất cả, biển đảo còn là toàn vẹn lãnh thổ, là chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam, bao máu xương của cha ông đã đổ xuống để bảo vệ, thế hệ chúng ta phải quyết giữ gìn.
Trong bối cảnh này, việc sở hữu và vận hành các tàu thủy đa năng đóng một vai trò quan trọng. Một tàu thủy đa năng tiêu chuẩn không thể thiếu thiết bị nâng chuyên dùng, đó là cẩu thủy lực (cẩu gấp khúc hoặc cẩu ống lồng) giúp nâng hạ hàng hóa, trang thiết bị, vận tư phụ vụ khai thác, vận hành, duy trì, bảo trì, cứu hộ, cứu nạn cho toàn bộ thủy đoàn.
Cho dù bạn làm việc trong ngành hàng hải, ngoài khơi hay ngành gió – cần cẩu gấp khúc hoặc cẩu thủy lực ống lồng là giải pháp mạnh mẽ và an toàn cho các nhiệm vụ nâng hạ và chất tải đa dạng. Cẩu tận dụng tối đa sức mạnh và sự linh hoạt của mình khi bốc dỡ thiết bị. Do cấu trúc nhỏ gọn của cẩu gấp khúc, chúng có thể dễ dàng được bố trí trên mọi loại tàu, đặc biệt ở những nơi có không gian hạn chế. Còn với cần ống lồng đảm bảo tính linh hoạt cao trong bán kính, với phần mở rộng lên tới 36 m giúp dễ dàng di chuyển ở khoảng cách ngắn cũng như dài. Ngoài ra, trọng lượng nhẹ và độ phức tạp giảm làm cho cần cẩu trở nên dễ bảo trì một cách đáng kể.
Hình dạng phức tạp của cẩu gấp khúc rô bốt cho phép thực hiện nhiều phạm vi tiếp cận khác nhau, từ những kính thiên văn nhỏ hơn đến những phần mở rộng lên tới 22 m; sức nâng trải rộng từ 500kg tới 32 tấn. Bởi vì chúng tôi biết rằng mỗi môi trường làm việc là duy nhất, cẩu robot có thể gập lại đi kèm với nhiều tính năng và tùy chọn bổ sung khác nhau giúp những cần cẩu này trở thành một công cụ đa chức năng.
Hoặc với cẩu thủy lực ống lồng Việc dỡ hàng an toàn và nhanh chóng từ các tàu cung cấp cũng như xử lý vật liệu linh hoạt trở nhanh và dễ dàng. Chúng có có sức nâng nâng từ 1 đến 50 tấn và được cung cấp theo yêu cầu của khách hàng với nhiều tính năng tùy chọn.
Cẩu gấp là dòng cẩu thiết kế 3 thân dạng gấp khúc, thân cần ngoài cùng kết cấu dạng ống lồng giúp kết cấu toàn cẩu có kích thước nhỏ gọn, chiếm ít không gian lắp đặt. Trong khi tính năng nâng hạ vô cùng linh hoạt, mạnh mẽ, dễ vận hành và bảo dưỡng đơn giản:
CÁC DÒNG CẨU GẤP LẮP TÀU THỦY CHÚNG TÔI ĐANG PHÂN PHỐI
MỘT SỐ MODEL THÔNG DỤNG CHÚNG TÔI TỪNG PHÂN PHỐI
CẨU 4.5 TẤN PK18500M
CẨU 6 TẤN PK23500M
Cẩu thước ống lồng là dòng cẩu phổ thông và được biết đến rộng rãi với kết cấu đơn giản gồm bệ cẩu và thân cần dạng ống lồng cho tốc độ hoạt động nhanh, năng suất cao, sức nâng mạnh mẽ, dễ dàng sử dụng và thân thuộc:
CÁC DÒNG CẨU ỐNG LỒNG CHÚNG TÔI ĐANG PHÂN PHỐI
Cẩu thước thước cần cứng cố định là dòng cẩu có cấu tạo tương tự cẩu ống lồng, tuy nhiền phần thân cần dạng cứng không thay đổi chiều dài, để thay đổi tầm với bằng cách thay đổi góc nghiêng cần. Do cấu tạo đơn giản, cẩu có sức nâng mạnh mẽ, sức nâng cố định ở mọi tầm với, hoạt động đơn giản, hiệu quả:
CÁC DÒNG CẨU CẦN CỨNG CỐ ĐỊNH CHÚNG TÔI ĐANG PHÂN PHỐI
MINH HẢI AUTO